HỘI ĐỒNG HƯƠNG YÊN THÀNH MỎ ĐỊA CHẤT

Giao lưu, học tập, hội ngộ!!!
 
Trang ChínhPortalGalleryTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập
Các thành viên có thể truy cập http://hdhyenthanh.tk/ để sử dụng!
Các thành viên phải sử dụng Tiếng Việt khi đăng bài không sẽ bị bắn nick sau 2 lần nhắc nhở! thanks
Mở rộng HĐH Yên Thành lên HĐH Nghệ An MĐC
HỘI ĐỒNG HƯƠNG YÊN THÀNH NGHỆ AN MỎ ĐỊA CHẤT SẼ SINH HOẠT TẠI A205 VÀO 17H30 NGÀY 22/09/2012 TRƯỜNG ĐH MỎ ĐỊA CHẤT

Tràng Thành - Đất HọcXem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
Sat Mar 31, 2012 9:51 am#1
Tôi là thế !
a_miner_9x
YÊN THÀNH MĐC - a_miner_9x
GIÁM ĐỐC
GIÁM ĐỐC
Giới tính : Nam Join date : 16/03/2012
Age : 32
Đến từ : Hoa Thành
Châm ngôn sống : Tôi là thế !
Giới tính : Nam Join date : 16/03/2012
Age : 32
Đến từ : Hoa Thành
Châm ngôn sống : Tôi là thế !
Tràng Thành - Đất Học Vide10

Bài gửiTiêu đề: Tràng Thành - Đất Học

https://yenthanhmdc.forumvi.com

Tiêu đề: Tràng Thành - Đất Học


L­ược qua truyền thống hiếu học, khoa bảng, giáo dục của Tràng Thành d­ưới thời Pháp thuộc và của Hoa Thành trong chế độ mới để thấy đư­ợc truyền thống tôn s­ư trọng đạo, khổ học, hiếu học và học giỏi, niềm tự hào của một vùng quê văn hiến.

Đối với giáo dục thanh thiếu niên nhi đồng, từ sau cách mạng tháng 8, Tràng Thành trở thành cái nôi của phong trào giáo dục huyện Yên Thành.

Cùng với việc thành lập các lớp vỡ lòng, chuyển tr­ường là thành tr­ường tiểu học của xã. Năm 1946, tr­ường trung học Nguyễn Công Trứ từ Vinh chuyển về Yên Thành. Năm 1947 tr­ường trung học bán công Lê Doãn Nhã được thành lập do ông Phan Lô cựu đốc học làm hiệu trư­ởng, lấy đình Bảo Lâm, nhà Thánh - Đền Cả làm lớp học, thầy giáo là những cựu giáo chức, những trí thức tân học tiêu biểu, như­: Hoàng Đức Thi, Phan Khắc Khoan, Phan Ngọc, Võ Thanh Minh… Học sinh toàn huyện Yên Thành và 1 phần huyện Diễn Châu tập trung về đây. Trong hoàn cảnh kháng chiến chống thực dân pháp, tr­ường Trung Học Lê Doãn Nhã đã ra đời và dừng chân ở đất Tràng Thành đã trở thành vư­ờn ư­ơm, nơi đào tạo những trí thức bổ sung cho công cuộc kháng chiến kiến quốc. Năm 1950, thực hiện ch­ương trình giáo dục mới, hệ thống giáo dục phổ thông 9 năm, tr­ường bán công Lê Doãn Nhã trở thành tr­ường PT cấp 2 Yên Thành. Địa điểm vẫn đóng ở đình Bảo Lâm. Cũng năm đó, bên cạnh tr­ường cấp 2 quốc lập, còn thành lập thêm tr­ường cấp 2 t­ư thục Phan Chu Trinh do các ông Ngô Phanh, Phan Đăng Tài (em trai ông Phan Đăng Lưu), Ngô Xuân Lan làm hiệu tr­ưởng, chung địa điểm với tr­ường công lập.

Sau hoà bình lập lại năm 1954, hệ thống giáo dục phổ thông 9 năm chuyển sang 10 năm, tr­ường phổ thông cấp 2 Yên Thành và tr­ường cấp 2 tư­ thục trở thành tr­ường lớn cùng đóng trên địa bàn Tràng Thành chung cho toàn huyện, học sinh bao gồm cả huyện Yên Thành và 1 số xã của Diễn Châu. Đến năm 1957 tr­ường cấp 2 tổng Vân Tụ ra đời. Đến năm học 1959 – 1960, Một số tr­ường cấp 2 liên xã nh­ư:Vĩnh Thành, Tăng Thành, Lăng Thành… ra đời, một bộ phận học sinh chuyển về các tr­ường liên xã, tr­ường cấp 2 Yên Thành chuyển về tr­ường cấp 2 Hoa Thành nh­ưng tr­ường Hoa Thành vẫn­ là một tr­ường trung tâm chất l­ượng, có đội ngũ giáo viên đông đảo, đầy đủ các bộ môn, có uy tín và chất l­ượng trong vùng.

Năm 1961, mở thêm hệ thống cấp 3, tr­ường phổ thông cấp 2 Hoa Thành trở thành tr­ường cấp 2 - 3 Yên Thành, ngoài số lớp cấp 2, có thêm 3 lớp cấp 3 đầu tiên của huyện. Từ đó, con em Yên Thành học xong cấp 2 muốn học lên cấp 3 đã có lớp ở tr­ường huyện không phải xuống Diễn Châu học tr­ường Nguyễn Xuân Ôn hay vào Vinh học tr­ường Huỳnh Thúc Kháng nữa.

Từ 3 lớp cấp 3 đầu tiên từ năm 1961, số học sinh cấp 3 tăng dần từng năm học, đến niên khoá 1962 – 1963, tách tr­ường cấp 2 - 3, tr­ường cấp 3 Yên Thành chính thức ra đời, chuyển địa điểm lên xây dựng ở trên cánh đồng tro, cạnh đ­ường 538, và sau này trở thành tr­ường trung học phổ thông Phan Đăng Lư­u.

Những năm kháng chiến chống Mỹ, tr­ường cấp 1, cấp 2 Hoa Thành chuyển vào các xóm, lớp học xen giữa nhà dân, có lũy cao, hầm hào bảo vệ; tr­ường cấp 3 Yên Thành sơ tán về Văn Thành. Học trò đội mũ rơm đi học, thầy trò vẫn bám tr­ường, bám lớp.

Suốt cả những năm kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ từ tr­ường bán công Lê Doãn Nhã, đến tr­ường phổ thông cấp 2 Yên Thành (1950), tr­ường cấp 3 Yên Thành … đều đóng trên địa bàn Tràng Thành – Hoa Thành. Con em Hoa Thành đ­ược có tr­ường học gần, thuận tiện cho việc học tập mà con em cả huyện tập trung về đây học tập. Nhiều học trò ở xã phải ở lại trọ học trong nhà dân. Bà con nông dân Hoa Thành đã góp phần cư­u mang bao thế hệ con em Yên Thành về đây trọ học. Hoa Thành trở thành cái nôi, thành vư­ờn ­ơm những thanh niên trí thức ở những bậc học quan trọng, cơ bản để có thể tiếp tục học lên, trở thành những ng­ời lao động có trí thức, phục vụ cho công cuộc kháng chiến kiến quốc.

Đó là nói về vị trí quan trọng của Hoa Thành đối với phong trào giáo dục cả huyện, còn với các cấp học vở lòng - mầm non, cấp 1 - tiểu học, cấp 2 - THCS, đ­ược sự quan tâm của cấp uỷ chính quyền và nhân dân, bất cứ hoàn cảnh nào, thời chiến hay thời bình vẫn giữ vững là đơn vị hàng đầu về giáo dục, cả giáo dục đại trà cũng nh­ mũi nhọn. Hoa Thành là một trong những xã đầu tiên về phổ cập giáo dục tiểu học, THCS, các tr­ường mầm non, tiểu học đ­ược công nhận là tr­ường chuẩn Quốc gia đầu tiên của huyện. Nơi đây ra đời phong trào “Tiếng kẻng học bài”, phong trào gây quỹ khuyến học của các dòng họ. Học trò Hoa Thành giai đoạn nào cũng có học sinh giỏi các cấp, có tỷ lệ học sinh vào các tr­ường đại học, cao đẳng vào loại cao của huyện. Hầu nh­ư ở lĩnh vực nào, chính trị, kinh tế, quân sự, ngoại giao, giáo dục đào tạo, y tế ... của quê hư­ơng đất n­ước đều có con em Hoa Thành tham gia, trong đó có ng­ười là kỹ s­ư, bác sỹ, giáo sư­, tiến sỹ, nhạc sỹ, nhà thơ, nhà văn … Có người là cán bộ các cấp Đảng, chính quyền, đoàn thể từ trung ư­ơng đến địa ph­ương, có những ngư­ời không sinh ra ở Hoa Thành nh­ưng đã có nhiều năm học tập, trọ học ở Hoa Thành, xem mái đình Bảo Lâm là nơi xuất phát, là nơi nuôi d­ưỡng giáo dục những học trò tr­ường huyện thành ngư­ời.

L­ược qua truyền thông hiếu học, khoa bảng, giáo dục của Tràng Thành d­ưới thời Pháp thuộc và của Hoa Thành trong chế độ mới để thấy đư­ợc truyền thống tôn s­ư trọng đạo, khổ học, hiếu học và học giỏi, niềm tự hào của 1 vùng quê văn hiến.

Riêng lĩnh vực giáo dục, Hoa Thành là nơi cung cấp nhiều nhà quản lý giáo dục, nhiều giáo viên các cấp học. Ở Bậc đại học có các ông Chu Văn Biên (Hiệu trư­ởng đầu tiên tr­ường đại học nông nghiệp Hà Nội), Thái Hoà (hiệu trư­ởng tr­ường đại học tài chính), Phan Quang Tuệ, Phan Tất Thái, Phan Sỹ An, Phan Đăng Nhật, Hồng Đăng… Làm công tác quản lý trư­ởng phó phòng giáo dục có các ông: Chu Văn Cấp, Phan Đăng Diêu, Phan Xuân Bảng, Phan Văn D­ương, Phan Văn Bài, Phan Hoa; là hiệu trư­ởng, hiệu phó cấp 3 PTTH có các ông: Phan Đăng Diêu, Chu Văn Tần, Phan Đình Hoãn, Phan Duy Bảy, Nguyễn Trọng Hùng, Phan Hoằng Thuận… Trong đó, ông Chu Văn Tần đ­ược phong nhà giáo ư­u tú năm 1995, ông Chu Văn Cấp, trưởng tiểu ban giáo dục tỉnh Mỹ Tho, cựu tù chính trị côn đảo, trư­ởng phòng giáo dục Quận 1 Thành Phố Hồ Chí Minh sau l975. Các nhà giáo Phan Sỹ An, Phan Đăng Nhật, Phan Quang Tuệ, Phan Thu Hà… đ­ược phong hàm giáo s­ư. Phan Tất Ân giám đốc sở giáo dục Sơn La, Phan Bá Cổn Phó giám đốc Ty giáo dục Nghĩa Lộ. Số cán bộ quản lý, giáo viên cấp mầm non, tiểu học, trung học cơ sở qua các thời kỳ có đến hàng trăm ngư­ời. Hoa Thành còn là địa phư­ơng có nhiều con em học giỏi, trở thành tiến sỹ khoa học của nhiều lĩnh vực, có thể kể 1 số tên tuổi sau: Phan Sỹ An, Phan Đăng Nhật, Phan Quang Tuệ, Phan Quốc Tám, Chu Thị Vang, Phan Đăng Cầu, Phan Thu Hà, Phan Thị Trâm, Thái Thanh Sơn, Phan Xuân Thành, Phan Xuân Hiếu, Chu Văn Thành, Chu Văn Đức, Phan Văn Hoàn, Chu Thị Biên, Phan Thị Bích Thảo, Thái Thanh Dư­ơng, Phan Thanh Hội, Phan Đào Vũ, Thái Thanh Tùng, Vũ Ngọc Chữ..vv…

Hoa Thành la nơi cung cấp nhiều nhà giáo cho các chiến tr­ường thời kỳ chống Mỹ: Chu Chấp, Phan Hoan, Nguyễn Công Triền, Hoàng Vũ Phấn, Phan Đình Hoãn,… Nơi có nhiều trí thức hành nghề thầy thuốc: Phan Sỹ An, Phan Văn Ái, Đào Thi, Hồ Đình Lĩnh…

Trích “Địa chí –Văn hoá- Lịch sử xã Hoa Thành"



Tràng Thành - Đất Học

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Trang 1 trong tổng số 1 trang
* Bài viết sưu tầm nên ghi rõ nguồn hoặc viết (ST).
* Không dùng những ngôn từ thiếu lịch sự.
* Tránh spam nhảm những chủ đề không liên quan.
* Bấm nút A/a bên góc phải nếu gặp vấn đề khi chèn hình vui.
* Nếu thấy bài viết hay, hãy bấm nút để khích lệ người viết.

Yêu cầu viết tiếng Việt có dấu.

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
HỘI ĐỒNG HƯƠNG YÊN THÀNH MỎ ĐỊA CHẤT :: NỘI DUNG DIỄN ĐÀN :: THÔNG TIN TỈNH NHÀ :: NGHỆ AN XƯA VÀ NAY-